Thái Nguyên: Điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước

Thái Nguyên: Điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước

 20:02 30/03/2024

Nằm ở vị trí cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc với các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội, Thái Nguyên sở hữu nguồn tài nguyên du lịch phong phú với gần 1.000 di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; trong đó có 1 di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, 52 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 221 di tích xếp hạng cấp tỉnh, 19 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia... Từ lâu, Thái Nguyên đã trở thành điểm đến thân thiện, hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.
Bảo tồn và phát  huy giá trị Di tích lịch sử Đền thờ Đội Cấn

Bảo tồn và phát  huy giá trị Di tích lịch sử Đền thờ Đội Cấn

 10:00 20/01/2024

Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên. Trên địa bàn thành phố hiện có 116 di tích, trong đó có 06 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 22 di tích xếp hạng cấp tỉnh.
Danh lam thắng cảnh quốc gia Hang Chùa cần sớm được trùng tu, tôn tạo

Danh lam thắng cảnh quốc gia Hang Chùa cần sớm được trùng tu, tôn tạo

 05:52 25/05/2022

Mặc dù được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Danh lam thắng cảnh quốc gia tại Quyết định số 3082/QĐ-BVHTTDL ngày 27/10/2020, song đến nay, Hang Chùa thuộc xóm Vân Khánh, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đang trong tình trạng hoang sơ, xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc giữ gìn, phát huy giá trị vẻ đẹp của tự nhiên gắn với du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Những kết quả đạt được trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh thái nguyên

Những kết quả đạt được trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh thái nguyên

 08:13 08/04/2022

Luật Di sản văn hóa ra đời năm 2001, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Trong những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa của Thái Nguyên được quan tâm thực hiện, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa được kế thừa, bảo tồn và phát huy, phục vụ nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân; hình thành nhiều sản phẩm văn hóa - du lịch hấp dẫn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Phát triển du lịch cộng đồng gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm

 04:31 18/02/2022

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Đây được coi là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Hoạt động du lịch cộng đồng, gắn với nông nghiệp, những sản phẩm thuộc Chương trình OCOP của Thái Nguyên từng bước được hình thành, khai thác, đã thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Phát triển du lịch hồ Núi Cốc: Nương tựa vào rừng

Phát triển du lịch hồ Núi Cốc: Nương tựa vào rừng

 08:31 07/12/2021

Hiện nay, yêu cầu trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trên các đảo, bán đảo và vùng ven của hồ Núi Cốc đã khác với giai đoạn trước. Nếu như trước đây, ngành Nông nghiệp thực hiện chủ trương phòng hộ hóa, đặc dụng hóa rừng trong khu vực hồ Núi Cốc, thì nay, do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nên phải chuyển đổi một số diện tích rừng sang các mục đích khác, trong đó có ưu tiên phát triển du lịch. Tuy nhiên, việc giữ rừng ở khu vực hồ Núi Cốc vẫn rất cần thiết để tạo cảnh quan, môi trường sinh thái trong lành, yên tĩnh và cũng là dấu ấn riêng để thu hút khách tham quan.
Liên kết website

Lựa chọn truy cập nhanh đến Website các đơn vị, địa phương.!

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập219
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm218
  • Hôm nay52,588
  • Tháng hiện tại1,493,301
  • Tổng lượt truy cập27,739,951
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây