Ban Nội chính Tỉnh ủy
Phạm Văn Thọ
Phạm Văn Thọ

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy

Hà Tuấn Phương
Hà Tuấn Phương

Phó Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy

Đặng Anh Tuấn
Đặng Anh Tuấn

Phó Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY
BAN NỘI CHÍNH TỈNH ỦY THÁI NGUYÊN
I. Chức năng, nhiệm vụ cơ quan Ban Nội chính Tỉnh ủy
Căn cứ Quy định số 137-QĐ/TW, ngày 01/12/2023 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương.
1. Chức năng
1.1. Là cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp.
1.2. Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội chính đảng; cơ quan thường trực ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và ban chỉ đạo cải cách tư pháp của cấp tỉnh.
2. Nhiệm vụ
2.1. Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện
a) Nghiên cứu, đề xuất xây dựng chủ trương, nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp. Cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp phù hợp với địa phương.
b) Nghiên cứu, đề xuất xây dựng các đề án, chương trình, kế hoạch về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp, báo cáo tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy xem xét, quyết định.
c) Chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu, đề xuất ban chỉ đạo, thường trực ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh chỉ đạo hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi, khắc phục những sơ hở, bất cập về quy định, cơ chế, chính sách, pháp luật có liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
d) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất với ban thường vụ tỉnh ủy cho chủ trương về hoạt động và đánh giá công tác năm của các cơ quan nội chính ở địa phương, hội luật gia, đoàn luật sư... và một số cơ quan có liên quan trong lĩnh vực nội chính, tư pháp ở tỉnh.
đ) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất với ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước và các vấn đề đột xuất, nổi cộm, phức tạp liên quan đến an ninh, trật tự trên địa bàn.
e) Tiếp nhận và xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị gửi đến tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy, ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh; kiến nghị với thường trực tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy xử lý những đơn, thư có nội dung quan trọng; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết một số đơn, thư được thường trực tỉnh ủy, ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh giao. Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tiếp công dân theo quy định. Chủ trì, phối hợp với văn phòng tỉnh ủy giúp đồng chí bí thư, thường trực tỉnh ủy tổ chức tiếp công dân, đối thoại với công dân.
g) Thực hiện việc báo cáo định kỳ và đột xuất với ban thường vụ tỉnh ủy, Ban Nội chính Trung ương theo quy định.
h) Sơ kết, tổng kết về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp của tỉnh ủy.
2.2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
a) Phối hợp với ủy ban kiểm tra tỉnh ủy tham mưu, giúp tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hằng năm về lĩnh vực công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp; xử lý đơn, thư và tiếp công dân.
b) Tham mưu, phối hợp, giúp ban chỉ đạo, thường trực ban chỉ đạo và thành viên ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát.
c) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan giúp tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy kiểm tra, giám sát các cơ quan nội chính địa phương, hội luật gia, đoàn luật sư thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chính sách, pháp luật về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp.
d) Chủ trì hoặc phối hợp hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chính sách, pháp luật về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp.
đ) Việc phát hiện, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. Chỉ đạo, hướng dẫn một số vụ án, vụ việc được ban chỉ đạo, thường trực ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh phân công.
e) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, kiểm tra, giám sát việc xử lý một số vụ việc, vụ án có sự chỉ đạo xử lý của ban thường vụ tỉnh ủy và của các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy.
g) Trực tiếp kiểm tra, giám sát việc: Phát hiện, xử lý các vụ việc; tiếp nhận xử lý tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án các vụ án tham nhũng, tiêu cực; trước hết là các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
h) Hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội chính đảng cho cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ làm công tác nội chính đảng của các cấp trong đảng bộ tỉnh.
2.3. Thẩm định, tham gia ý kiến
a) Các đề án, văn bản về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp trước khi trình tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy.
b) Tham gia ý kiến đối với các đề án, văn bản của các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh về những nội dung liên quan đến lĩnh vực về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp trước khi trình tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy.
2.4. Phối hợp
a) Với ủy ban kiểm tra tỉnh ủy tham mưu, giúp tỉnh ủy xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hằng năm thuộc lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp.
b) Với ban tổ chức tỉnh ủy trong công tác cán bộ theo quy định của ban thường vụ tỉnh ủy về phân cấp quản lý cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử; trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và việc thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, người lao động của ban nội chính tỉnh ủy.
c) Tham gia ý kiến với các cơ quan có thẩm quyền trong việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với một số chức danh tư pháp theo quy định của pháp luật và theo phân cấp quản lý cán bộ.
d) Với các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, các cấp ủy, cơ quan liên quan xây dựng quy chế phối hợp thực hiện công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp trình ban thường vụ tỉnh ủy ban hành.
đ) Với văn phòng tỉnh ủy giúp tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế làm việc của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy.
e) Với ban thường vụ cấp ủy cấp huyện trong công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp ở địa bàn cấp huyện.
2.5. Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thường trực ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh và cơ quan thường trực ban chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh.
2.6. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy giao.
II. Tổ chức bộ máy
1. Lãnh đạo Ban
1.1. Trưởng ban: Đồng chí Phạm Văn Thọ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy.
1.2. Các Phó Trưởng ban: 
- Đồng chí Hà Tuấn Phương, Phó Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy.
- Đồng chí Đặng Anh Tuấn, Phó Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy.
2. Các phòng trực thuộc
- Phòng Theo dõi công tác nội chính và cải cách tư pháp
- Phòng Theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực -  Trưởng phòng: Đồng chí Trần Thu Nga
- Văn phòng - Chánh Văn phòng: Đồng chí Trần Thị Hồng Nhung
3. Tổ chức đảng, đoàn thể
3.1. Chi bộ Ban Nội chính Tỉnh ủy là Chi bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh. Chi bộ Ban Nội chính Tỉnh ủy có 19 đảng viên sinh hoạt tại 03 tổ đảng. Ban Chấp hành Chi bộ gồm 03 đồng chí; đồng chí Hà Tuấn Phương, Phó Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy là Bí thư Chi bộ.
3.2. Công đoàn Ban Nội chính Tỉnh ủy là công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh. Công đoàn Ban Nội chính Tỉnh ủy có 20 đoàn viên sinh hoạt tại 03 tổ công đoàn. Ban Chấp hành Công đoàn Ban Nội chính Tỉnh ủy gồm 03 đồng chí; đồng chí Trần Thị Hồng Nhung, Chánh Văn phòng, Ban Nội chính Tỉnh ủy là Chủ tịch Công đoàn.

Liên kết website

Lựa chọn truy cập nhanh đến Website các đơn vị, địa phương.!

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập181
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm174
  • Hôm nay21,024
  • Tháng hiện tại170,732
  • Tổng lượt truy cập21,796,171
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây