Thái Nguyên: Tăng cường phát triển hạ tầng số

Thứ năm - 06/06/2024 11:15 0
Xác định yếu tố hạ tầng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả và sự bền vững của chuyển đổi số, thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã ưu tiên, nỗ lực đẩy mạnh phát triển hạ tầng số. Hạ tầng số bao gồm hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin và hạ tầng trung tâm dữ liệu. Đây là nền tảng quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số.
Để chuyển đổi số thành công, thì hạ tầng số phải đi trước một bước. Hạ tầng số có vai trò quan trọng trong việc kết nối dữ liệu, đáp ứng phương thức quản lý thông minh. Thái Nguyên hiện nằm trong Top 10 tỉnh của cả nước dẫn đầu về hạ tầng số và là một trong những tỉnh sớm triển khai các nền tảng số phục vụ quản lý nhà nước, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn. Nhằm đáp ứng các yêu cầu đặt ra, những năm qua, hệ thống hạ tầng thông tin của tỉnh được xây dựng và từng bước hoàn thiện. Trong công tác quy hoạch tổng thể, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Quyết định số 3442/QĐ-UBND ngày 31/12/2022 phê duyệt Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Thái Nguyên, phiên bản 2.0, tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ. Tỉnh ưu tiên đẩy mạnh phát triển hạ tầng số đồng bộ với hệ thống kết cấu hạ tầng các ngành, lĩnh vực góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp. Hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh tiếp tục được quan tâm đầu tư, nâng cấp từ cấp tỉnh đến cấp xã. 100% các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh có mạng LAN, kết nối Internet thông suốt, an toàn. 
image 20240606221605 1
Doanh nghiệp viễn thông phát triển thuê bao băng rộng cố định FTTH tới các hộ gia đình
Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước kết nối 04 cấp hành chính tiếp tục được phát triển, tạo hạ tầng truyền dẫn ổn định, an toàn; kết nối thông suốt đến 100% đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên toàn tỉnh; phục vụ an toàn, kịp thời các phiên họp trực tuyến, góp phần nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo; hoàn thành triển khai hạ tầng kết nối, giám sát mạng truyền số liệu chuyên dùng đối với 36 kênh cấp tỉnh, cấp huyện và 177/177 kênh cấp xã. Hệ thống thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn được đảm bảo; tốc độ truy cập mạng băng rộng trên địa bàn tỉnh có chỉ số tải xuống (download) là 45 Mbps, chỉ số đối với mạng cố định băng rộng là 87 Mbps. Hiện nay, tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 90%; tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại thông minh đạt 97%; tỷ lệ hộ gia đình có truy cập Internet băng rộng cáp quang đạt 76%. Trên địa bản tỉnh hiện có 07 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông; 1.820 điểm thu phát sóng điện thoại di động (Trạm BTS); Tỷ lệ thôn, bản được phủ sóng di động băng rộng 3G/4G đạt 99,5%. Hiện nay, tổng số hệ thống thông tin của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện của tỉnh là 57 hệ thống thông tin; các hệ thống thông tin đảm bảo tuân thủ các chuẩn kỹ thuật, đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin. 
Trong thực hiện Đề án 06/CP của Chính phủ, tỉnh đẩy mạnh xây dựng các cơ sở dữ liệu dùng chung cấp tỉnh và kết nối, chia sẻ dữ liệu các cấp; Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu tỉnh (LGSP) được phát triển và khai thác hiệu quả, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước. Tỉnh hoàn thành tích hợp 53/53 Dịch vụ công thiết yếu trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh, Cổng Dịch vụ công Quốc gia và kết nối, chia sẻ dữ liệu với hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo 04 tiêu chí “đúng, đủ, sạch, sống” để khai thác dữ liệu theo đúng tiến độ của các bộ, ngành, trung ương. Việc tổ chức thực hiện kịp thời, quyết liệt đã tạo lập được cơ sở hạ tầng thông tin đồng bộ, công nghệ hiện đại, cơ bản đã đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT cho cơ quan nhà nước và nhu cầu sử dụng của người dân, doanh nghiệp. 
Thời gian tới, tỉnh tiếp tục thực hiện các giải pháp tăng cường chất lượng kỹ thuật và khả năng đáp ứng của hạ tầng số, xây dựng và phát triển hạ tầng số tỉnh đồng bộ với hệ thống kết cấu hạ tầng các ngành, lĩnh vực.Tỉnh đề ra mục tiêu đến 2025, hạ tầng viễn thông băng rộng (di động, cố định) hoàn thành các tiêu chí: Số thuê bao băng rộng di động đạt 95 thuê bao/100 dân; tỷ lệ thuê bao sử dụng điện thoại thông minh/tổng thuê bao điện thoại di động đạt 90%; tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 94%; tốc độ băng rộng di động (tốc độ tải xuống theo i-Speed) đạt 70 Mbps; tỷ lệ xóm được phủ sóng di động băng rộng đạt 100%; tỷ lệ dùng chung vị trí trạm BTS đạt 25%; số thuê bao băng rộng cố định đạt 23 thuê bao/100 dân; tỷ lệ phần trăm hộ gia đình có truy nhập Internet băng rộng cáp quang đạt 85%; tốc độ băng rộng cố định (tốc độ tải xuống theo i-Speed) đạt 150 Mbps; tỷ lệ xóm được phủ băng rộng cố định (cáp quang FTTH) đạt 100%. Đảm bảo 100% các ứng dụng dùng chung của cơ quan quản lý nhà nước sử dụng dịch vụ điện toán đám mây của nhà nước, của tỉnh và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong nước.
TT
(https://chuyendoiso.thainguyen.gov.vn/)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Góp ý
UBND tỉnh
Liên kết website

Lựa chọn truy cập nhanh đến Website các đơn vị, địa phương.!

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập77
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm73
  • Hôm nay33,864
  • Tháng hiện tại304,931
  • Tổng lượt truy cập21,930,370
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây