Môi trường làm việc tại Việt Nam có thu hút được người tài hay không?

Thứ ba - 23/04/2024 11:52 0
Vừa qua, khi báo chí trong nước đưa tin việc 25 trường hợp cán bộ, giảng viên thuộc Đại học Đà Nẵng sau khi hoàn thành xong quá trình đào tạo, công tác ở nước ngoài đã ở lại nước ngoài làm việc, không về nước theo hợp đồng ký kết. Ngay lập tức một số đài báo nước ngoài thường đưa tin thiếu thiện chí về Việt Nam như VOA, BBC, RFA… cũng như một số đối tượng xấu đã đưa ra các bình luận xuyên tạc, một chiều về sự việc trên như Việt Nam không tạo điều kiện cho người tài phát huy năng lực; môi trường làm việc tại Việt Nam không giữ được người tài, không thu hút được trí thức, người tài muốn phát huy được năng lực cần phải ra nước ngoài làm việc... Thực chất của vấn đề này như thế nào?
image 20240423225301 1
Quang cảnh trụ sở Đại học Thái Nguyên (ảnh minh họa)
Ngay sau khi một số báo chí đưa tin sự việc trên, Đại học Đà Nẵng đã có thông báo chính thức, theo đó: từ trước đến nay, Đại học Đà Nẵng đã cử hơn 1.246 viên chức đi đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài theo các đề án. Trong đó, có 246 trường hợp đi đào tạo từ nguồn ngân sách Nhà nước, hơn 1.000 viên chức còn lại từ kinh phí ngoài ngân sách. Đến thời điểm hiện tại, có 19 giảng viên đã quá thời hạn theo hợp đồng nhưng chưa trở về nhận công tác, trong số này 15 trường hợp đi học bằng kinh phí cá nhân hoặc học bổng do nước ngoài cấp, 04 trường hợp được cử đi học theo các đề án từ nguồn ngân sách Nhà nước. Như vậy, các trường hợp quá hạn chưa trở về công tác không nhiều so với tổng số giảng viên đi học ở nước ngoài và phần lớn là những người này không phải do nhà nước cấp kinh phí. Đồng thời Đại học Đà Nẵng cũng xác nhận các trường hợp ở lại nước ngoài đều xuất phát từ lý do cá nhân, chưa có thông tin nào phản ánh việc không trở lại làm việc do môi trường công tác không tốt, không có điều kiện phát huy tài năng. Có thể thấy rằng, việc nhiều công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập chứng tỏ Đảng, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để trí thức, người dân được học tập, nâng cao trình độ. Bên cạnh việc nhiều công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, thì hằng năm, các trường Đại học tại Việt Nam cũng thu hút số du học sinh từ nhiều quốc gia châu Á, châu Âu, châu Phi... đến học tập ngày càng tăng, nhiều người tiếp tục ở lại Việt Nam học tập hoặc làm việc, sinh sống. Theo số liệu của Đại học Thái Nguyên, số lượng sinh viên quốc tế các năm 2021 là 1018, năm 2022 là 1020, năm 2023 là 1095. Điều này chứng tỏ Việt Nam cũng là môi trường có nền giáo dục đào tạo chất lượng cao, phù hợp với điều kiện của nhiều sinh viên quốc tế. Hiện nay, có những trí thức nổi tiếng từng sinh sống làm việc ở nước ngoài đã trở về Việt Nam làm việc, đóng góp cho quê hương, đất nước như: Giáo Trần Thanh Vân (kiều bào Việt Nam tại Pháp) -  Chủ tịch Hội Gặp gỡ Việt Nam (1993 - 2023); một người con đất Việt với tấm lòng luôn hướng về quê hương đã chọn Bình Định để xây dựng, thành lập Trung tâm quốc tế Khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE - điểm hẹn lý tưởng của các nhà khoa học) nhằm kết nối hợp tác, hỗ trợ và giúp đỡ để đóng góp cho sự phát triển khoa học và giáo dục bậc cao của Việt Nam. Tiến sỹ Nguyễn Thanh Mỹ (kiều bào Việt Nam tại Canada), xây dựng Tập đoàn Mỹ Lan tại Trà Vinh, sau đó ông đưa Mỹ Lan thành doanh nghiệp (DN) công nghệ cao đầu tiên của Trà Vinh và năm 2016 thành lập Công ty CP RYNAN Technologies Vietnam, nghiên cứu, sản xuất và cung cấp các thiết bị liên quan đến quan trắc chất lượng nước; ông đã có nhiều đóng góp lớn cho ngành nông nghiệp Việt Nam, giải quyết việc làm cho hàng trăm người lao động tại địa phương. Tiến sỹ Bùi Hải Hưng (kiều bào Việt Nam tại Hoa Kỳ), là nhà nghiên cứu cấp cao về trí tuệ nhân tạo của Google DeepMind, ông nằm trong top những chuyên gia giỏi nhất thế giới về trí tuệ nhân tạo, được đánh giá cao tại Hoa Kỳ, trở về nước và đảm nhiệm vị trí Viện trưởng Viện Nghiên cứu trí tuệ nhân tạo AI - VinAI Research (trực thuộc Công ty VinTech). Giáo sư Vũ Hà Văn (kiều bào Việt Nam tại Hoa Kỳ), Giám đốc Khoa học Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn VinBigData thuộc Tập đoàn Vingroup, đồng thời đảm nhiệm vai trò giáo sư toán học tại Đại học Yale (Hoa Kì). Nguyên Phó Thủ tướng Đức gốc Việt Philipp Rösler có những tình cảm, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế tại Việt Nam... Điều này chứng tỏ Việt Nam vẫn là môi trường thu hút được trí thức, nhà khoa học quốc tế về sinh sống, làm việc.
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam là nước đang phát triển, điều kiện kinh tế còn gặp những khó khăn nhất định, nên môi trường giáo dục - đào tạo, chính sách đãi ngộ và trọng dụng nhân tài còn những bất cập. Tuy nhiên Đảng, Nhà nước luôn quân tâm, đẩy mạnh đãi ngộ, trọng dụng nhân tài, tạo điều kiện cho trí thức, nhà khoa học, người tài được học tập, tiếp thu khoa học và tri thức tiến bộ trong và ngoài nước. Việc một số đài, báo quốc tế, các đối tượng chống đối... lợi dụng sự việc tại Đại học Đà Nẵng để xuyên tạc, nói xấu đã bị rất nhiều người phản đối trên mạng xã hội và càng thể hiện bản chất thiếu thiện chí, hằn học, chống đối của các tổ chức, cá nhân này đối với sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.  
Huyền Trang (Công an tỉnh)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Góp ý
UBND tỉnh
Giải búa liềm vàng
Liên kết website

Lựa chọn truy cập nhanh đến Website các đơn vị, địa phương.!

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập154
  • Máy chủ tìm kiếm27
  • Khách viếng thăm127
  • Hôm nay48,173
  • Tháng hiện tại165,901
  • Tổng lượt truy cập14,017,031
Hỗ trợ quảng bá doanh nghiệp

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây