Lịch sử tỉnh Thái Nguyên: Khơi dậy niềm tự hào về truyền thống quê hương

Thứ sáu - 22/11/2024 05:12 0
Ngày 22/11, tại Thái Nguyên, Tỉnh ủy Thái Nguyên phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Góp ý nội dung bản thảo Lịch sử tỉnh Thái Nguyên Tập 1 (từ khởi nguồn đến năm 1945)” (Hội thảo).
image 20241122231234 1
Quang cảnh Hội nghị
Đồng chí Tiến sĩ Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp  hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên và PGS. TS Nguyễn Duy Bắc, Phó Giám đốc Thường trực Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ nhiệm Đề tài, đồng chủ trì Hội thảo.
Tham dự Hội thảo có đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương của tỉnh; thành viên Ban chủ nhiệm, Ban soạn thảo, Ban biên tập đề tài; các nhà khoa học; chuyên gia lịch sử thuộc các viện nghiên cứu lịch sử trong nước và các nhà nghiên cứu lịch sử của tỉnh Thái Nguyên.
PGS.TS Nguyễn Duy Bắc, Phó Giám đốc Thường trực Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ nhiệm Đề tài
báo cáo đề dẫn tại Hội thảo
Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo nêu rõ, với vị trí quan trọng và truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời, tỉnh Thái Nguyên đã sớm thu hút sự quan tâm nghiên cứu của giới sử học, ngay từ thời quân chủ, trải qua thời kỳ thuộc địa, nhất là từ sau năm 1945 đến nay. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đã công bố chưa có tính hệ thống, chuyên sâu về lịch sử tỉnh Thái Nguyên. Chính bởi lẽ đó, việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử tỉnh Thái Nguyên là một việc cần thiết, nhằm phục dựng lại quá trình hình thành và phát triển của tỉnh Thái Nguyên từ khởi nguồn đến nay trên tất cả các phương diện; trên cơ sở đó, đánh giá vị trí, vai trò và những đóng góp, cống hiến của nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đối với lịch sử dân tộc; đồng thời, khẳng định những thành tựu về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của tỉnh Thái Nguyên đạt được qua các thời kỳ. 
Sau hơn 6 tháng tập trung nghiên cứu (kể từ khi Đề cương sách chính thức được thông qua tại Hội thảo khoa học “Góp ý đề cương chi tiết Lịch sử tỉnh Thái Nguyên (Từ khởi nguồn đến năm 2025)”, tổ chức ngày 22/3/2024), Ban Chủ nhiệm đề tài đã hoàn thành bản thảo tập 1, gồm 7 chương với hơn 600 trang: Chương mở đầu: Thái Nguyên vùng đất và con người; Chương 1: Thái Nguyên thời tiền sử, sơ sử và nhà nước Văn Lang - Âu Lạc; Chương 2: Thái Nguyên thời Bắc thuộc và đấu tranh chống Bắc thuộc (179 TCN - 938); Chương 3: Thái Nguyên từ năm 939 đến năm 1427; Chương 4: Thái Nguyên từ thời Lê Sơ đến Tây Sơn (1428 - 1802); Chương 5: Thái Nguyên từ thời Nguyễn đến trước khi thực dân Pháp đô hộ (1802 - 1884); Thái Nguyên thời Pháp thuộc (1884 - 1945).
PGS.TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phát biểu tại Hội thảo
Để thực hiện công trình, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã phân công các cán bộ có trình độ chuyên môn sâu phối hợp với một số nhà khoa học tiêu biểu trong giới Sử học của các cơ quan nghiên cứu đầu ngành tiến hành nghiên cứu, biên soạn.
Tiến sĩ khoa học lịch sử Nguyễn Xuân Minh phát biểu tại Hội thảo
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung đóng góp ý kiến, bổ sung làm rõ thêm các nội dung trong bản thảo về bố cục, nội dung, số liệu, tư liệu, các nhân vật lịch sử, dấu mốc quan trọng qua các thời kỳ, hình thức trình bày, chính tả và tính logic trong văn bản…
Bí thư Tỉnh ủy, Tiến sĩ Trịnh Việt Hùng phát biểu tại Hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên, Tiến sĩ Trịnh Việt Hùng đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực, tâm huyết của Ban chủ nhiệm đề tài, ban soạn thảo, ban biên tập trong việc hoàn thiện bản thảo đảm bảo chất lượng và tiến độ. Đồng chí nhấn mạnh, với ý nghĩa và tầm quan trọng, đây là công trình nghiên cứu góp phần bổ sung nguồn tư liệu có giá trị, đảm bảo độ chính xác cao nhằm phục vụ cho công tác giáo dục, tuyên truyền lịch sử và truyền thống văn hóa đối với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; đồng thời phục vụ cho công tác giảng dạy các chuyên đề giáo dục lịch sử địa phương trong trường phổ thông các cấp ở tỉnh Thái Nguyên. Đặc biệt, với mục tiêu hoàn thành nghiên cứu Lịch sử tỉnh Thái Nguyên, là công trình ý nghĩa chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Qua đó, góp phần khơi dậy niềm tự hào về truyền thống quê hương, khích lệ tinh thần đóng góp, cống hiến của mỗi người dân Thái Nguyên đối với sự phát triển của tỉnh và góp phần từng bước hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Đồng chí đề nghị, ban soạn thảo tiếp thu đầy đủ các ý kiến, nghiên cứu bổ sung các lĩnh vực lịch sử đặc thù, đặc trưng, đặc sắc riêng có của tỉnh như lịch sử hình thành và phát triển cây chè, nghề chè và văn hoá trà của Thái Nguyên. Đặc biệt là xin ý kiến đóng góp rộng rãi hơn nữa của cán bộ, đảng viên và Nhân dân để đảm bảo cuốn lịch sử tỉnh Thái Nguyên sau khi hoàn thành vừa là công trình khoa học, chính xác, khách quan vừa lôi cuốn, hấp dẫn đối với người đọc.
Đồng chí cũng đề nghị các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu tiếp tục đóng góp ý kiến bằng văn bản; ban soạn thảo sau khi tiếp thu sẽ tiếp tục phản hồi 2 chiều đối với các luận cứ, dữ kiện lịch sử để đạt được nhận thức chung nhất, khoa học, chính xác nhất.
Thu Hương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Góp ý
UBND tỉnh
Liên kết website

Lựa chọn truy cập nhanh đến Website các đơn vị, địa phương.!

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập209
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm206
  • Hôm nay52,687
  • Tháng hiện tại435,482
  • Tổng lượt truy cập26,682,132
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây