Phật giáo Thái Nguyên phát huy truyền thống, thực hiện tốt phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”

Thứ ba - 04/10/2022 23:45 0
Thái Nguyên hiện có 3 tôn giáo lớn, với hơn 100 chức sắc, trên 1.600 chức việc, 134 nghìn tín đồ, chiếm 12% dân số toàn tỉnh; trong đó đồng bào theo Phật giáo là lớn nhất với trên 90 nghìn người. Phần đông đồng bào các tôn giáo có truyền thống yêu nước, đoàn kết, gắn bó với dân tộc; luôn sống “tốt đời, đẹp đạo”.
Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân, coi đó là nhu cầu chính đáng của một bộ phận nhân dân; đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với đạo đức truyền thống của dân tộc ta và trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tỉnh Thái Nguyên hiện có gần 200 cơ sở thờ tự của phật giáo, trong đó lớn nhất là các chùa Phủ Liễn, chùa Đán, chùa Hang, chùa Y Na, chùa Huống, chùa Phố Hương…. huyện Phú Bình, thành phố Thái Nguyên và Phổ Yên là nơi có nhiều chùa và có đông phật tử nhất. Cấp ủy, chính quyền các cấp Thái Nguyên luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào các tôn giáo nói chung, trong đó có đồng bào Phật giáo trên địa bàn tỉnh hoạt động đúng Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và pháp luật của Nhà nước.
image 20221012104621 1
Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Thái Nguyên lần thứ V, nhiệm kỳ 2022 - 2027
Phát huy truyền thống yêu nước và tinh thần hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam, với đường hướng Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, nhiệm kỳ 2017 - 2022, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Nguyên đã không ngừng nỗ lực vươn lên, từng bước củng cố, phát triển lớn mạnh về mọi mặt. Các chức sắc, nhà tu hành Phật giáo được đào tạo bài bản, với số lượng và chất lượng ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu hướng dẫn tu học; công tác từ thiện nhân đạo, tham gia chăm sóc sức khoẻ Nhân dân, hỗ trợ phát triển giáo dục vùng khó khăn... Khi dịch Covid-19 bùng phát, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Nguyên đã gương mẫu chấp hành nghiêm quy định về phòng, chống dịch bệnh; chủ động, kịp thời chỉ đạo dừng, hoãn nhiều hoạt động sinh hoạt tôn giáo để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho tăng ni, phật tử và xã hội; các tăng ni, phật tử đã đóng góp nguồn nhân lực tham gia tuyến đầu, nguồn vật lực lớn để cùng tỉnh và cả nước phòng, chống dịch (ủng hộ tiền, nhu yếu phẩm, trang thiết bị y tế, làm tình nguyện viên tham gia cùng đội ngũ chiến sỹ nơi tuyến đầu chống dịch tại Long An). Đặc biệt, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Nguyên đã chủ động tổ chức các hoạt động kết nối, giao lưu giữa các tôn giáo, giữa Giáo hội với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội. Các hoạt động này đã góp phần gìn giữ, lan toả những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của dân tộc nói chung và của Phật giáo nói riêng trong xã hội; thể hiện ý chí hòa hợp, đoàn kết, thống nhất và tinh thần gắn bó, đồng hành cùng với dân tộc.
Các ban, ngành chức năng của tỉnh như Ban Dân vận Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Tôn giáo (Sở Nội vụ), Công an tỉnh, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh… luôn phối hợp chặt chẽ hơn trong việc quản lý các hoạt động tôn giáo, tạo điều kiện thuận lợi cho các tín đồ, chức sắc tôn giáo thực hành các sinh hoạt tôn giáo đúng pháp luật và phù hợp với truyền thống văn hóa địa phương; được tham gia và thực hiện các nghi lễ tôn giáo, có nơi thờ tự… Nhiều nơi có nhu cầu chính đáng tu sửa nơi thờ tự được chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở tạo điều kiện, hướng dẫn chu đáo.  Các ngày lễ lớn của Phật giáo như Lễ Phật đản, Lễ Vu lan, mùa “an cư kiết hạ”… đều được tổ chức trang trọng, có đông đảo tín đồ tham gia đã tạo nên không khí náo nức của ngày lễ hội.
image 20221012104621 2
Đoàn kiểm tra của Tỉnh ủy làm việc với các đơn vị của huyện Phú Bình việc thực hiện công tác tôn giáo tại địa phương
Công tác truyền thông của Phật giáo Thái Nguyên đã góp phần quan trọng trong việc truyền tải thông điệp, thông tin đến đông đảo tăng ni, phật tử và người dân. Cách thức đưa thông tin rất đa dạng, nhanh chóng và phù hợp với xu thể 4.0 trên nhiều loại hình như: Truyền hình, phát thanh, mạng xã hội facebook, kênh youtube, zalo… Kênh youtube giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Nguyên, địa chỉ https://www.youtube.com/c/phatgiaoThaiNguyen hiện có hơn 1.340 người đăng ký theo dõi. Tuy mới được thành lập cách đây 2 năm nhưng số lượng video đăng tải đã lên tới khoảng 100 video với nội dung phong phú, thu hút nhiều nghìn lượt xem. Qua đó, góp phần đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng tôn giáo của các phần tử xấu đội lốt tín đồ tôn giáo để hoạt động chính trị được thực hiện thường xuyên. Quá trình đấu tranh đã huy động được sức mạnh tổng hợp, từng bước cô lập, phân hóa và vô hiệu hóa hoạt động của chúng, không để điểm nóng, góp phần ổn định tình hình trật tự trị an trên địa bàn tỉnh.
Cùng với những biến đổi mạnh mẽ của đời sống xã hội, từ sự tác động của công cuộc đổi mới đất nước, Phật giáo ở nước ta hiện nay đang có xu hướng phục hồi và phát triển toàn diện. Để phát huy vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội, cấp ủy, chính quyền Thái Nguyên đã và đang tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp như: (1) Quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) “Về công tác tôn giáo” và các chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh ủy, của Uỷ ban nhân dân tỉnh về tôn giáo và công tác tôn giáo. (2) Thực hiện nghiêm Nghị định số 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo. Các cấp chính quyền tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động bình thường theo đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước. Có trách nhiệm quản lý chặt chẽ, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm an ninh quốc gia. (3) Giải quyết kịp thời những kiến nghị của các tín đồ, cơ sở Phật giáo ngay khi phát sinh, không để xảy ra các sự việc phức tạp liên quan đến các hoạt động tôn giáo trên địa bàn. (4) Xây dựng và thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”, khơi dậy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái giúp đỡ lần nhau phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng. (5) Tích cực phối hợp đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng Phật giáo để tuyên truyền tà đạo, mê tín dị đoan; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động các tín đồ góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước để xây dựng quê hương Thái Nguyên ngày càng giàu đẹp, văn mình./.
                                                                                         Kiều Hoa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Góp ý
UBND tỉnh
Liên kết website

Lựa chọn truy cập nhanh đến Website các đơn vị, địa phương.!

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập253
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm251
  • Hôm nay54,820
  • Tháng hiện tại1,136,724
  • Tổng lượt truy cập25,733,477
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây