Thực nghiệm sư phạm sản phẩm của Đề tài khoa học cấp tỉnh tại các địa phương, đơn vị

Thứ ba - 12/03/2024 03:54 0
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy triển khai thực hiện Đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh “Nghiên cứu, xây dựng bộ ngữ liệu số góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh” (Đề tài). Để có căn cứ đánh giá kết quả nghiên cứu theo thuyết minh Đề tài đã được phê duyệt, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Cơ quan chủ trì thực hiện đề tài đã tiến hành kiểm thử kết quả nghiên cứu thông qua thực nghiệm sư phạm tại các lớp học của Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm Chính trị cấp huyện và các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh.
Ngày 11/3, đồng chí Vũ Duy Hoàng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Đề tài đã dự buổi thực nghiệm tại Trường Chính trị tỉnh với nội dung: Lồng ghép chuyên đề khoa học, ngữ liệu số lịch sử, văn hóa theo chủ đề vào học trong giảng dạy lý luận chính trị.
1
Các đại biểu dự buổi thực nghiệm tại Trường Chính trị tỉnh (ngày 11/3)
Buổi thực nghiệm đầu tiên tại Trường Chính trị tỉnh với báo cáo chuyên đề “Xây dựng và phát triển văn hóa con người Thái Nguyên trong giai đoạn mới cho đối tượng lớp bồi dưỡng cán bộ, quản lý cấp phòng”. Bài giảng được thiết kế theo hướng tích hợp các ngữ liệu số lịch sử, văn hóa vào quá trình giảng dạy nhằm kiểm định tính đúng đắn và khả thi của kết quả nghiên cứu. Thông qua hoạt động thực nghiệm sư phạm cho thấy những ưu điểm nổi bật của việc áp dụng phương pháp này đã phát huy tính tích cực, chủ động của người học bằng việc cung cấp thông tin, số liệu cụ thể, sinh động từ thực tiễn về lịch sử, văn hóa của địa phương thông qua các video, clip được số hóa giúp người học dễ tiếp thu, dễ ghi nhớ, tạo sự chuyển biến tích cực về chất lượng, hiệu quả trong công tác giáo dục lý luận chính trị.
Kết thúc buổi thực nghiệm sư phạm, Cơ quan chủ nhiệm Đề tài đã tiến hành trao đổi, thảo luận rút kinh nghiệm với nhóm chuyên gia và các nhà quản lý nhằm khẳng định tính cấp thiết, tính mới và những ưu điểm, kết quả đạt được; đồng thời kiến nghị bổ sung một số nội dung cụ thể sau thực nghiệm nhằm tiếp tục hoàn thiện Đề tài trước khi báo cáo nhiệm thu và chuyển giao ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy lý luận chính trị và giáo dục - đào tạo trên địa bàn tỉnh. 
2
Cơ quan chủ nhiệm Đề tài trao đổi, thảo luận rút kinh nghiệm với nhóm chuyên gia và các nhà quản lý
Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên có gần 300 công trình lịch sử đảng bộ địa phương, đơn vị; lịch sử truyền thống cách mạng các ban, ngành, MTTQ, đoàn thể chính trị - xã hội thuộc tỉnh đã thẩm định, xuất bản, hàng nghìn tài liệu về văn hóa Thái Nguyên đã được nghiên cứu, biên soạn, in ấn và được lưu trữ. Những công trình khoa học, tài liệu về lịch sử, văn hóa Thái Nguyên đến nay vẫn chưa được xây dựng thành bộ ngữ liệu số dẫn đến việc khai thác, sử dụng thông tin, tư liệu gặp nhiều khó khăn. Vì vậy bộ ngữ liệu số do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Cơ quan chủ trì thực hiện nhằm tập hợp, nghiên cứu, xây dựng tư liệu, tài liệu về lịch sử, văn hóa Thái Nguyên có tính thống nhất, đảm bảo theo hình thức số hóa dưới dạng video clip, phóng sự công nghệ 3D; tài liệu điện tử có thuyết minh về ngữ liệu số. Trên cơ sở đó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tích cực triển khai và thực hiện hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ chủ yếu của Đề tài khoa học.
3
Đồng chí Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Chủ nhiệm đề tài phát biểu kết luận
Theo kế hoạch, trong dịp này, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cơ quan chủ trì thực hiện Đề tài sẽ tổ chức thực nghiệm tại một số lớp học của Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm Chính trị cấp huyện và các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở kiểm định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học và tính khả thi của kết quả nghiên cứu có thể nâng cao khả năng nhận thức về các giá trị lịch sử, văn hóa địa phương; phát huy tính tích cực rèn luyện cho người học thông qua tổ chức các hoạt động dạy học lịch sử, văn hóa địa phương gắn với công tác chuyển đổi số. Từ đó, làm căn cứ để tiếp tục hoàn thiện các sản phẩm nghiên cứu của Đề tài, tiến tới nghiệm thu và ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy lý luận chính trị và giáo dục - đào tạo trên địa bàn tỉnh.
Dưới đây là hình ảnh các buổi thực nghiệm tại một số địa phương, đơn vị:
4
Đồng chí Nguyễn Thị Mai, Tỉnh uỷ viên, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Thành viên chính của Đề tài
chủ trì buổi kiểm thử kết quả nghiên cứu thông qua thực nghiệm sư phạm tại Trung tâm Chính trị huyện Phú Lương
(ngày 04/3)
5
Đồng chí Nguyễn Quốc Thái, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Thành viên chính của Đề tài chủ trì buổi kiểm thử
tại Trường Chính trị tỉnh (ngày 12/3)
6
Đồng chí Nguyễn Xuân Quang, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Phó Chủ nhiệm Đề tài chủ trì buổi kiểm thử
tại Trung tâm Chính trị huyện Đại Từ (ngày 11/3)
Thu Hương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Góp ý
UBND tỉnh
Liên kết website

Lựa chọn truy cập nhanh đến Website các đơn vị, địa phương.!

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập120
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm119
  • Hôm nay54,780
  • Tháng hiện tại1,114,371
  • Tổng lượt truy cập25,711,124
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây