Gần đây, trang Facebook RFA, HRW, VOA Tiếng Việt đã đăng bài viết với nội dung: “Ngày 16/3/2023, tổ chức Liên minh xã hội dân sự toàn cầu (Civicus) xếp Việt Nam vào nhóm 7 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á có không gian “đóng” với xã hội dân sự - đồng nghĩa với việc nhà nước không tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, hội họp ôn hòa và lập hội...”.
Gần đây, trang Facebook RFA, HRW, VOA Tiếng Việt đã đăng bài viết với nội dung: “Ngày 16/3/2023, tổ chức Liên minh xã hội dân sự toàn cầu (Civicus) xếp Việt Nam vào nhóm 7 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á có không gian “đóng” với xã hội dân sự - đồng nghĩa với việc nhà nước không tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, hội họp ôn hòa và lập hội...”.
Civicus xếp Việt Nam vào nhóm quốc gia có không gian “đóng” với xã hội dân sự
(nguồn: Trang Facebook Đài Á Châu Tự Do)
Có thể khẳng định việc đánh giá, xếp loại trên là không đúng và không phù hợp với tình hình hiện nay tại Việt Nam với một số lý do sau:
Thứ nhất, có rất nhiều khái niệm về xã hội dân sự (XHDS) ra đời từ các chủ thể khác nhau, nhưng điểm chung của khái niệm đó là nếu không có tổ chức PCP (NGO) thì không thể hình thành XHDS; trong một xã hội nếu có nhiều tổ chức NGO hoạt động mạnh thì sẽ có XHDS phát triển và ngược lại.
Hiện nay tại Việt Nam có 03 loại hình tổ chức NGO phổ biến là: các NGO mang tính quốc gia; NGO mang tính quốc tế và NGO mang tính chất chính phủ. Theo thống kê đến cuối năm 2022 đã có hơn 900 tổ chức NGO nước ngoài có quan hệ và hoạt động tại Việt Nam và hơn 101.000 tổ chức NGO Việt Nam đã và đang hoạt động. Về cơ bản các tổ chức NGO có đóng góp nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đường sống vật chất, tinh thần cho một bộ phận người dân... Tuy nhiên có nhiều NGO hoạt động trên các lĩnh vực nhạy cảm liên quan đến tôn giáo, dân tộc, triển khai tại các địa bàn phức tạp về An ninh trật tự trong đó có những NGO Việt Nam bị các thế lực thù địch và phần tử xấu lợi dụng tiến hành các hoạt động chống phá. Ngoài ra có một số NGO nước ngoài hoạt động trên các lĩnh vực nhạy cảm về tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền, là tác nhân gây phức tạp về an ninh trật tự, là nguyên nhân gây ra các cuộc “cách mạng màu” tại các quốc gia đối lập với Mỹ và phương Tây và bị các quốc gia trên thế giới cấm hoạt động nhưng vẫn được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.
Để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của các NGO, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật như: Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, ngày 21/4/2010 về Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 93/2019/NĐ-CP, ngày 25/11/2019 về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện; Nghị định 80/2020/NĐ-CP, ngày 08/7/2020 về Quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam; Nghị định số 58/2022/NĐ-CP, ngày 31/8/2022 về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam...
Thứ hai, thực chất xã hội dân sự ở Việt Nam đã tồn tại từ rất lâu trong đó Mặt trận Tổ quốc là tổ chức XHDS lớn nhất ... Ngoài ra, để đáp ứng đòi hỏi các hiệp định mậu dịch tự do, Việt Nam đã sửa đổi Bộ luật Lao động, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, theo đó người lao động có quyền thành lập, tham gia các tổ chức công đoàn độc lập, các tổ chức của người lao động theo quy định của pháp luật. Điều 25 Hiến pháp quy định: “Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện quyền này do pháp luật quy định”.
Như vậy, có thể thấy pháp luật Việt Nam luôn tôn trọng quyền lập hội, nếu các hội ấy thực sự vì quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và tuân thủ quy định pháp luật. Các luận điệu của RFA, HRW, VOA Tiếng Việt... luôn là tiếng nói lạc lõng, thiếu khách quan về Việt Nam và chắc chắn không thể cản trở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Huyền Trang
(Công an tỉnh)