Bài học từ sự sụp đổ của Sri Lanka

Thứ hai - 01/08/2022 04:44 0
Vừa qua, trên các phương tiện truyền thông quốc tế ngập tràn thông tin chấn động về đất nước Sri Lanka: nền kinh tế sụp đổ hoàn toàn, đất nước rơi vào hỗn loạn, Tổng thống bỏ trốn ra nước ngoài. Ngay lập tức các trang “truyền thông dân chủ” đổ lỗi nguyên nhân do Sri Lanka rơi vào bẫy nợ từ Trung Quốc và do ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga - Ukraine. Bản chất của vấn đề ra sao?
Thứ nhất, phải khẳng định rằng chính quyền Sri Lanka là thể chế dân chủ, đa nguyên, đa đảng theo mô hình phương Tây. Những nhà cầm quyền tại Sri Lanka đã tin vào Mỹ và EU một cách mù quáng (trước khi xảy ra cuộc xung đột Nga - Ukraine), đã áp dụng dập khuôn chính sách “năng lượng xanh”, “nông nghiệp sạch” theo mô hình phương Tây, từ đó ban hành chính sách không phù hợp như: cấm sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, chỉ sử dụng phân hữu cơ… dẫn đến năng suất sản xuất nông nghiệp sụt giảm mạnh, chi phí sản xuất tăng cao, lãng phí các nguồn tài nguyên sẵn có, khiến đất nước lâm vào cảnh nợ nần. Tổng số nợ của Sri Lanka là 51 tỷ đô, trong đó nợ Trung Quốc chỉ chiếm 10%, ngân hàng ADB chiếm 13%, Nhật Bản là 10%, Ngân hàng thế giới WB là 9%,... và cao nhất là từ các tập đoàn tài chính phương Tây như HSBC IPMorganChase, Prudential chiếm 47%. Như vậy, có thể khẳng định, các nước phương Tây đứng sau các tập đoàn tài chính mới là chủ nợ lớn nhất của chính phủ Sri Lanka.
image 20220801154525 1
Các khoản nợ nước ngoài tồn đọng của Sri Lanka năm 2021
Thứ hai, Sri Lanka là quốc gia dân chủ, bầu cử tự do, đa nguyên, đa đảng, nên các đảng phái giành phiếu người dân thông qua thực hiện các chính sách dân túy như cắt giảm thuế sâu rộng vào năm 2019 dẫn đến bị hạ mức xếp hạng tín nhiệm vào năm 2020, mất quyền tiếp cận thị trường tài chính, từ đó mất khả năng xoay sở dẫn tới “vỡ nợ”.
          Nhìn lại ở Việt Nam, hiện tại cũng có rất nhiều các dự án do Mỹ, EU tài trợ cùng nhiều tổ chức xã hội dân sự với mục tiêu hết sức mĩ miều như “năng lượng xanh”, “nông nghiệp sạch”... tất cả đều cùng một mục đích hướng theo “phác đồ” mà Mỹ, EU đưa ra. Nếu áp dụng máy móc, không có sự tỉnh táo, sẽ dẫn đến lệ thuộc về công nghệ và tài chính từ các nước phương Tây như Sri Lanka. Mặc dù, công nghệ và cách thức sản xuất phương Tây có những tiến bộ, hiện đại nhưng bất kể một chính sách nào mới muốn thay thế phương pháp truyền thống thì phải có một lộ trình cụ thể, rõ ràng, có chọn lọc và một thời gian nhất định.
Bối cảnh ở Sri Lanka chính là một minh chứng và bài học rõ nét nhất cho tất cả các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. Khi thay đổi, áp dụng các chính sách mới theo mô hình phương Tây một cách đột ngột, không tính đến điều kiện, hoàn cảnh kinh tế xã hội cụ thể của đất nước, đồng thời không có các biện pháp dự phòng nào để rồi rơi vào tình cảnh bị động, không kịp trở tay.
Huyền Trang (Công an tỉnh)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Góp ý
UBND tỉnh
Liên kết website

Lựa chọn truy cập nhanh đến Website các đơn vị, địa phương.!

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập180
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm179
  • Hôm nay54,820
  • Tháng hiện tại1,121,166
  • Tổng lượt truy cập25,717,919
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây