Thái Nguyên xếp thứ 6/63 tỉnh, thành phố về Chỉ số cải cách hành chính năm 2021, tăng 6 bậc so với năm 2020

Thứ tư - 25/05/2022 11:33 0
Tỉnh Thái Nguyên xếp vị trí thứ 6/63 tỉnh, thành phố về Chỉ số cải cách hành chính năm 2021 với tổng số 89.20%, tăng 3.59% và tăng 6 bậc so với năm 2020; đứng thứ nhất (1/14 tỉnh, thành phố) khu vực trung du miền núi phía Bắc. Đây cũng là năm thứ 5 liên tiếp tỉnh Thái Nguyên cải thiện thứ hạng Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) so với năm 2016.
Kết quả này được công bố tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2021 (SIPAS 2021) và Chỉ số CCHC năm 2021 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR index 2021) vào ngày 25/5 tại Trụ sở Bộ Nội vụ. Hội nghị do Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ tổ chức với sự tham dự của các đồng chí: Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ; Nguyễn Trọng Thừa, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ; Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Trung tướng Khuất Việt Dũng, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam đồng chủ trì Hội nghị. Đại biểu tỉnh Thái Nguyên dự Hội nghị có đồng chí Lê Quang Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo Sở Nội vụ.
image 20220526053401 1
Các đồng chí lãnh đạo chủ trì Hội nghị
Theo kết quả công bố, Chỉ số CCHC (PAR index) năm 2021 đối với các bộ, ngành Trung ương, đứng đầu là Bộ Tư pháp, tiếp theo là Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chỉ số CCHC năm 2021 có kết quả đạt giá trị trung bình là 86.37%, là năm có giá trị trung bình cao nhất từ khi đánh giá, xếp hạng Chỉ số CCHC, điều này cho thấy công tác CCHC năm 2021 của các địa phương tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Kết quả xếp hạng, TP. Hải Phòng là địa phương dẫn đầu với 91.80%, xếp thứ hai là tỉnh Quảng Ninh và xếp thứ ba là TP. Đà Nẵng. Tỉnh Thái Nguyên xếp vị trí thứ 6/63 tỉnh, thành phố với tổng số 89.20%, tăng 3.59% và tăng 6 bậc so với năm 2020; đứng thứ nhất (1/14 tỉnh, thành phố) khu vực trung du miền núi phía Bắc. Đây cũng là năm thứ 5 liên tiếp tỉnh Thái Nguyên cải thiện thứ hạng Chỉ số CCHC so với năm 2016. 
Về Chỉ số hài lòng của tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2021 của 63 tỉnh, thành phố cũng đạt mức cao nhất so những năm qua, trung bình 87.16%, cao nhất là tỉnh Quảng Ninh đạt 94.07%. Tỉnh Thái Nguyên xếp thứ 11 với 89.42%, tăng 1.76% và tăng 11 bậc so với năm 2020.
Kết quả xếp hạng Chỉ số PAR index và Chỉ số SIPAS năm 2021 của tỉnh Thái Nguyên cho thấy sự nỗ lực lớn của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Thái Nguyên trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện CCHC thời gian qua, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngày càng được người dân, cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận và đánh giá cao. 
image 20220526053401 2
Quang cảnh Hội nghị
Chỉ số cải cách hành chính (PAR index) là công cụ quản lý đã được Bộ Nội vụ xây dựng và áp dụng từ năm 2012 đến nay nhằm giúp Chính phủ theo dõi, đánh giá một cách thực chất, khách quan và công bằng kết quả CCHC hàng năm của các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nội dung của Chỉ số được xác định trên 8 lĩnh vực, gồm: Công tác chỉ đạo điều hành CCHC; xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức viên chức; đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập; hiện đại hóa nền hành chính; thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông. 
Phương pháp đánh giá Chỉ số PAR index là kết hợp tự đánh giá của các bộ, các tỉnh với đánh giá thông qua điều tra xã hội học và kết quả đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (dùng cho cấp tỉnh). Năm 2021, đối tượng xác định Chỉ số PAR index ở Trung ương gồm 19 bộ, cơ quan ngang bộ (trừ Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Văn phòng Chính phủ). Trong đó, 02 cơ quan đặc thù là Ủy ban Dân tộc và Thanh tra Chính phủ có thực hiện đánh giá nhưng không xếp hạng chung với 17 bộ, cơ quan ngang bộ còn lại. Ở địa phương gồm 63 UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Việc triển khai điều tra xã hội học được thực hiện với quy mô trên 79.600 phiếu, trong đó có hơn 49.600 phiếu khảo sát nhóm đối tượng công chức, lãnh đạo, quản lý tại các bộ, địa phương, số lượng phiếu khảo sát cao hơn 2.25 lần so với năm 2020 (khoảng 22.000 phiếu) và gần 30.000 phiếu khảo sát người dân, doanh nghiệp; ngoài ra, còn khảo sát đại diện một số hội, hiệp hội đánh giá kết quả CCHC của các bộ chủ quản.
Kim Oanh
(Nguồn: thainguyen.gov.vn)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Góp ý
UBND tỉnh
Liên kết website

Lựa chọn truy cập nhanh đến Website các đơn vị, địa phương.!

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập606
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm604
  • Hôm nay50,948
  • Tháng hiện tại386,526
  • Tổng lượt truy cập23,303,817
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây