Phát triển du lịch cộng đồng gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm

Thứ sáu - 18/02/2022 04:31 0
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Đây được coi là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Hoạt động du lịch cộng đồng, gắn với nông nghiệp, những sản phẩm thuộc Chương trình OCOP của Thái Nguyên từng bước được hình thành, khai thác, đã thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thái Nguyên được mệnh danh là vùng đất “Đệ nhất danh trà”. Cây chè gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân nơi đây, không chỉ đem lại giá trị kinh tế to lớn mà còn là nguồn tiềm năng để người dân địa phương khai thác phát triển du lịch. Đến nay, mô hình du lịch cộng đồng, nông nghiệp gắn với văn hóa trà đã được hình thành, phát triển ở nhiều địa phương như xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên; xã La Bằng, huyện Đại Từ; xã Tức Tranh, huyện Phú Lương; xã Phú Đình, huyện Định Hóa; xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai; xã Bình Sơn, thành phố Sông Công; xã Minh Lập và xã Hòa Bình, huyện Đồng Hỷ... Bên cạnh việc sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm chè theo tiêu chuẩn VietGAP, hướng hữu cơ, xây dựng thương hiệu chè đạt các tiêu chí OCOP, nhiều cơ sở sản xuất chè đã đầu tư chỉnh trang những nương chè đẹp, phát triển thêm các dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách.
Ngoài các mô hình du lịch cộng đồng gắn với văn hóa trà, tại Thái Nguyên còn xuất hiện nhiều mô hình du lịch trải nghiệm nông nghiệp khác như: Mô hình trải nghiệm vườn cây ăn trái (vườn nho, dâu tây tại xã Khôi Kỳ, huyện Đại Từ), mô hình du lịch nông nghiệp gắn với cảnh quan sinh thái hồ Ghềnh Chè (thành phố Sông Công), vườn hoa ATK (xã Phú Đình, huyện Định Hóa)… Tại các điểm du lịch cộng đồng có cảnh quan tự nhiên và nét văn hóa dân tộc thu hút được du khách đã có nhiều hộ gia đình đầu tư xây dựng homestay, phát triển dịch vụ lưu trú, ăn uống; nhiều hợp tác xã và cơ sở sản xuất chè đã xây dựng được khu vực chế biến, khu vực trưng bày giới thiệu và bán các sản phẩm trà, không gian thưởng trà rộng rãi, đảm bảo phục vụ các đoàn khách đông người đến tham quan, trải nghiệm. Mô hình du lịch cộng đồng tại Thái Nguyên đã có sức lan tỏa, tạo được sự đồng thuận của người dân tham gia làm du lịch.
image 20220218163138 1
Đồng chí Trịnh Việt Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Sông Công
 về Đồ án quy hoạch Dự án khu chức năng Hồ Ghềnh Chè
Để phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững gắn với nông nghiệp nông thôn, sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm OCOP, góp phần nâng cao thu nhập và sinh kế của người dân, tỉnh Thái Nguyên đã xác định ưu tiên thực hiện tốt các giải pháp:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về du lịch cộng đồng và Chương trình xây dựng Nông thôn mới, quảng bá và tiêu thụ các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh để họ chủ động tham gia và hưởng lợi từ hoạt động du lịch.
Thứ hai, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 25/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2022 - 2025. Trong đó, nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa 25 tỷ đồng đối với 5 điểm du lịch cộng đồng với các nội dung kinh phí lập dự án, đầu tư hạ tầng; xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch; tập huấn, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch và hỗ trợ tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch.
Thứ ba, tăng cường và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng trên địa bàn. Kết nối doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài tỉnh tham gia khảo sát các điểm tham quan gắn với trải nghiệm nông nghiệp, văn hóa tại cộng đồng. Hỗ trợ quảng bá các sản phẩm OCOP gắn với du lịch tại các sự kiện được tổ chức trong và ngoài tỉnh.
Việc phát triển du lịch cộng đồng gắn với các sản phẩm OCOP trên địa bàn Thái Nguyên theo quan điểm hỗ trợ nhau cùng phát triển giữa du lịch và nông nghiệp là hướng đến du lịch bền vững, du lịch xanh. Điều này không chỉ tạo nên sự phát triển hài hòa giữa văn hóa, du lịch, nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, bảo vệ môi trường sinh thái mà còn đa dạng hóa sản phẩm du lịch cho địa phương./.
                                                                                       Hứa Thị Kiều Hoa
(Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Góp ý
UBND tỉnh
Giải búa liềm vàng
Liên kết website

Lựa chọn truy cập nhanh đến Website các đơn vị, địa phương.!

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập202
  • Máy chủ tìm kiếm33
  • Khách viếng thăm169
  • Hôm nay54,609
  • Tháng hiện tại871,603
  • Tổng lượt truy cập13,293,102
Hỗ trợ quảng bá doanh nghiệp

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây